Hơn thế nữa, hệ thống được đánh giá thậm chí còn hiệu quả hơn khi tăng tính tương tác giữa các phương tiện trên đường, tương tự như phát minh SARTRE đã được thử nghiệm tại Châu Âu năm 2009. Điểm khác biệt ở chỗ hệ thống của Honda vẫn yêu cầu người điều khiển thực hiện điều chỉnh chiếc xe hơn là dựa dẫm vào hệ thống lái tự động như SARTRE.
Công nghệ có thể phát hiện nguy cơ tắc nghẽn và giám sát thiết bị tăng giảm tốc độ.
Việc các phương tiện di chuyển thất thường trên đường và phanh khi không cần thiết phá vỡ sự lưu thông thông suốt và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Honda cũng đã quan sát hiện tượng này và tuyên bố sẽ đi tiên phong trong công nghệ dựa trên nguyên tắc đó. Không đơn thuần chỉ hỗ trợ để tránh tình trạng ùn tắc, mục đích của hãng xe là ngăn chặn hoàn toàn khả năng xảy ra.
Hãng xe Nhật Bản khẳng định, công nghệ mới có thể phát hiện nguy cơ tắc nghẽn giao thông và xác định xem cách thức vận hành xe của bạn có khả năng góp phần tạo ra tình trạng đó hay không. Làm việc với các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo, Honda đã tiến hành thử nghiệm hệ thống sử dụng công nghệ trên một phương tiện chính và kéo theo các phương tiện phía sau.
Kết quả đã chứng minh, hệ thống giúp tăng tốc độ trung bình của xe chính khoảng 23% và cắt giảm 8% lượng nhiên liệu tiêu thụ của các xe thứ cấp kèm theo. Thay vì cung cấp thông tin giúp người lái tránh được tắc nghẽn sẵn có dựa trên tình trạng giao thông hiện tại, hệ thống này sẽ giám sát thiết bị tăng giảm tốc độ và xác định xem cách thức vận hành của người điều khiển có thể gây ùn tắc hay không. Căn cứ vào nhận định này, hệ thống cung cấp cho lái xe những thông tin thích hợp, bao gồm một màn hình hiển thị màu sắc mã hóa thông qua thiết bị đầu cuối trên xe. Công nghệ này khuyến khích điều khiển xe nhẹ nhàng, giảm bớt cường độ tăng giảm vận tốc độc ngột của xe theo sau, qua đó giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự xuất hiện tình huống tắc nghẽn.
Với mục tiêu đưa công nghệ thâm nhập thị tường, Honda sẽ bắt đầu những thử nghiệm trên đường công cộng đầu tiên tại Italy và Indonesia vào tháng năm và sáu năm nay để xác minh tính hiệu quả thực tế trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét