Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

TVGT: Giải thích các loại biển báo ở trên hai cầu vượt lắp ghép mới ở Hà Nội

Giao thông tại nút Tây Sơn - Chùa Bộc và Láng Hạ - Thái Hà khá thông thoáng khi 2 cầu vượt lắp ghép đầu tiên thông xe. Mọi người dân tham gia giao thông cần hiểu và chấp hành các biển báo, luật giao thông.

Hai cầu vượt lắp ghép đầu tiên đã thông xe tại Tây Sơn - Chùa Bộc và Láng Hạ - Thái Hà. Cầu có khá nhiều biển báo cấm với những ý nghĩa khác nhau.

Hai cầu vượt lắp ghép đầu tiên đã thông xe tại giao tại nút Tây Sơn - Chùa Bộc và Láng Hạ - Thái Hà vào ngày 26/4/2012. Cầu có khá nhiều biển báo chằng chịt với những ý nghĩa khác nhau làm người tham gia giao thông khó có thể quan sát hết.

Các loại biển báo chằng chịt khiến người dân khó quan sát.

Cả hai cầu vượt đều rộng 9m và có hai làn, các phương tiện được phép đi lên cầu gồm xe máy và ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, tốc độ tối đa 25km/h. Các phương tiện không được lưu thông qua gồm: xe thô sơ, người đi bộ, xe buýt, ôtô chở khách trên 9 chỗ ngồi, ôtô tải có trọng lượng trên 3 tấn...Cấm các xe (cơ giới, thô sơ) kể cả xe ưu tiên của luật nhà nước quy định có chiều cao vượt quá:  2m3.

Vạch sơn liền mầu vàng dùng để phân làn.

Vạch sơn liền màu vàng có ý nghĩa phân làn và cấm dừng, đỗ xe. Biển màu xanh có mũi tên chỉ xuống có ý nghĩa thông báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi để qua một chướng ngại vật (ở đây là dải phân cách). Biển được đặt trước chướng ngại vật và tùy theo hướng đi vòng sang phải hay sang trái mà lựa chọn theo kiểu biển cho phù hợp. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi vòng chướng ngại vật theo hướng mũi tên chỉ.

Biển hiệu lệnh màu xanh được đạt ở cuối mỗi làn đường.

Ở dưới gầm cầu, biển cấm các phương tiện có chiều cao quá 3,7m rẽ trái.

Biển giới hạn chiều cao cho xe rẽ trái ở dưới gầm cầu.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét